Sự quan trọng của Trợ từ trong tiếng Nhật

Viết bởi Ông Già Coder EB vào 2024-08-23
Chủ đề:

Sự quan trọng của Trợ từ trong tiếng Nhật

Trợ từ (助詞・じょし) là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng trong tiếng Nhật. Trợ từ không chỉ giúp bổ sung ý nghĩa cho từ mà nó đi kèm, mà còn thiết lập mối quan hệ giữa các đơn vị ý nghĩa trong câu, điều hướng cách diễn đạt. Chính vì vậy, trợ từ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành câu tiếng Nhật. Nhưng tại sao chúng lại quan trọng đến vậy? Bởi vì chỉ cần sử dụng sai trợ từ trong một câu, bạn có thể khiến người nghe hiểu sai hoàn toàn ý mà bạn muốn truyền đạt.

Ví dụ:

Hội thoại 1:

A: おはよう。元気ないね。
(Chào buổi sáng, cậu không khoẻ nhỉ?)
B: いつも電車寝てくるんだけど。
(Tôi thường ngủ trên tàu điện mà…)
A: そんなはずはない。
(Thật không thể tin được.)

Hội thoại 2:

A: おはよう。元気ないね。
(Chào buổi sáng, cậu không khoẻ nhỉ?)
B: いつも電車寝てくるんだけど。
(Tôi thường ngủ trên tàu điện mà…)
A: どのくらいかかるの?
(Mất khoảng bao lâu?)
B: 1 時間かかるから毎日疲れるよ。
(Mất 1 tiếng nên ngày nào cũng mệt lắm.)

Trong hai đoạn hội thoại này, chỉ với sự thay đổi nhỏ trong cách sử dụng trợ từ, đã tạo ra hai phản ứng hoàn toàn khác nhau từ người nghe. Ở hội thoại 1, B sử dụng trợ từ (電車に寝る), khiến A hình dung rằng B đang bám lên nóc tàu điện để ngủ, dẫn đến sự hiểu lầm rằng điều này không thể tin được. Ngược lại, ở hội thoại 2, B sử dụng trợ từ (電車で寝る), diễn tả rõ ràng rằng B đang ngủ trên tàu điện, và A có thể tiếp tục cuộc hội thoại một cách bình thường.

Điều này cho thấy việc chọn đúng trợ từ không chỉ giúp câu văn trở nên chính xác mà còn đảm bảo người nghe hiểu đúng ý muốn truyền đạt.

Phân biệt Trợ từ cách và Trợ từ nối

格助詞 (Cách trợ từ)

格助詞 (かくじょし - Cách trợ từ) như が・を・で・に・へ・から・まで・と・より・の v.v. Chúng được đặt sau danh từ, và diễn đạt mối quan hệ của danh từ với vị ngữ của danh từ đó.

Ví dụ: 冬休みに 友達と 北海道で スノーボードを しました。

Vị ngữ trong câu ví dụ: しました

Trợ từ に、と、で、を diễn tả mối quan hệ của danh từ đứng trước nó với vị ngữ.

北海道で 冬休みに 友達と スノーボードを しました。

Khi thay đổi thứ tự như câu trên thì ý nghĩa của nó không thay đổi so với câu ban đầu.

係助詞(Trợ từ nối)

係助詞 (かかりじょし - Trợ từ nối) như は, も, しか, こそ, v.v. thường được đặt sau trợ từ và danh từ để nhấn mạnh hoặc thêm thông tin, giúp diễn đạt các sắc thái khác nhau trong cùng một ngữ cảnh.

Ví dụ:

  1. 友達日本語で話します。(Tôi nói chuyện với bạn bè bằng tiếng Nhật.)
  2. 先生とも日本語で話します。(Với thầy cô, tôi cũng nói chuyện bằng tiếng Nhật.)
  3. 家族とは日本語で話しません。中国語で話します。(Với gia đình, tôi không nói chuyện bằng tiếng Nhật mà nói bằng tiếng Trung.)

Trong ví dụ trên, câu 2 sử dụng trợ từ để diễn tả rằng việc nói chuyện bằng tiếng Nhật với thầy cô cũng giống như với bạn bè. Trái lại, câu 3 sử dụng để nhấn mạnh sự khác biệt: với gia đình, việc nói chuyện không phải bằng tiếng Nhật mà bằng tiếng Trung.

Tiếp theo:

  1. 学校勉強します。(Tôi học ở trường.)
  2. 図書館でも勉強します。(Tôi cũng học ở thư viện.)
  3. うちではゲームをしたり、家族と話したりします。(Ở nhà, tôi chơi game và nói chuyện với gia đình.)

Tương tự như ví dụ trước, câu 2 sử dụng để chỉ rằng việc học ở thư viện cũng giống như việc học ở trường. Trong khi đó, câu 3 sử dụng để nhấn mạnh sự khác biệt trong hoạt động ở nhà, nơi mà việc học không phải là ưu tiên chính.

Khi đặt sau hoặc , trợ từ thường được lược bỏ để giữ câu văn ngắn gọn và dễ hiểu hơn:

Trong các ví dụ trên, cả ba nhân vật đều được giới thiệu lần đầu trong ngữ cảnh, nên đều sử dụng trợ từ が. Ở câu đầu tiên, sử dụng trợ từ để giới thiệu rằng Rin đã đến. Ở câu thứ hai, trợ từ được sử dụng để chỉ rằng Mori cũng đã đến, tương tự như Rin, trong đó được lược bỏ. Trong câu thứ ba, có một sự khác biệt: Kim vẫn chưa đến, nên trợ từ được sử dụng để nhấn mạnh sự khác biệt này, và cũng được lược bỏ.

Tương tự với ví dụ sau:

Hiểu được sự quan trọng của việc dùng đúng trợ từ và về rồi, thì tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu và phân biệt các cặp trợ từ hay nhầm lẫn nhất… Mời các bạn đón đọc trong những bài viết tiếp theo trong loạt bài về trợ từ tiếng Nhật - sơ cấp.