Gifted - mọi đứa trẻ đều cần một tuổi thơ bình thường

Viết bởi Cô Đào vào 2019-11-24
Chủ đề:

Untitled.png

Nhân hôm nay đọc lại nội dung bộ phim Gifted (2017), đạo diễn bởi Marc Webb, mình cũng muốn chia sẻ một vài cảm nhận về bộ phim có giá trị cho giáo dục này.

Đoạn tóm tắt về nội dung phim:

Frank (do Chris Evans thủ vai) - người đàn ông độc thân và một mình nuôi Mary - cô con gái của người em đã qua đời. Hai cậu cháu có một cuộc sống bình yên, đơn giản và hạnh phúc cho đến khi tài năng của cô bé được phát hiện. Khi Mary lên lớp 1, cô bé bắt đầu bộc lộ khả năng toán học thiên bẩm. Cô bé là một thần đồng, giống như mẹ của mình.

Nhân hôm nay đọc lại nội dung bộ phim Gifted (2017), đạo diễn bởi Marc Webb, mình cũng muốn chia sẻ một vài cảm nhận về bộ phim có giá trị cho giáo dục này.

Đoạn tóm tắt về nội dung phim:

Frank (do Chris Evans thủ vai) - người đàn ông độc thân và một mình nuôi Mary - cô con gái của người em đã qua đời. Hai cậu cháu có một cuộc sống bình yên, đơn giản và hạnh phúc cho đến khi tài năng của cô bé được phát hiện. Khi Mary lên lớp 1, cô bé bắt đầu bộc lộ khả năng toán học thiên bẩm. Cô bé là một thần đồng, giống như mẹ của mình.

Untitled.png

Untitled.png

Ngay sau đó, Evelyn – mẹ của Frank (cũng là bà ngoại của Mary) xuất hiện nhằm mục đích muốn đưa bé đến một môi trường học tập cao cấp hơn, để  cô bé trở thành một nhà toán học xuất chúng như mẹ cô bé. Tuy nhiên, Frank phản đối kịch liệt vì di nguyện của người em gái là giúp bé Mary có một cuộc sống bình thường và được làm một đứa trẻ đúng nghĩa.

Untitled.png

Không muốn đứa cháu gái dễ thương phải chịu đựng những bi kịch về tâm lý để rồi tự sát ở tuổi 27 như mẹ cô bé, Frank quyết tâm đưa đơn kiện để giành lại quyền nuôi dưỡng Mary. Ông chú tồi bắt đầu thấy hối hận vì sự vô tâm trước đây của mình, Mary thích chơi đàn nhưng anh không mua nổi cho cô bé, cho cô bé ngủ trên chiếc giường mua từ một cửa hàng Second Hand, cuối tuần còn tranh thủ gửi cô bé cho cô hàng xóm trông hộ để mình có chút riêng tư. Người bạn duy nhất lắng nghe Mary có lẽ là chú mèo chột mắt Fred. Frank cảm thấy hối hận và quyết tâm tranh đấu để giành lại Mary, để trao cho cô bé một cuộc sống bình thường.

Untitled.png

Xem phim mình rất thích lối diễn xuất nhẹ nhàng, tình cảm của Chris Evans - diễn viên nam điển trai vốn bị đóng khung với hình tượng Captain America. Mình cũng rất thích vẻ thông minh của cô bé Mary, với phong cách tự tin nhưng khiêm tốn của một thần đồng. Mình thích cái kiểu bình tĩnh của cô bé khi giải được bài toán khó mà vị giáo sư đã dành cả đời nghiên cứu, không quá tự hào, nhưng cũng không xem nó là một chuyện nhỏ. Cô bé đã rất tập trung để hoàn thành thử thách.

Cô bé Mary Adler trong phim được vào vai bởi McKenna Grace

Cô bé có muốn được sinh ra là thần đồng không?

Đây là câu hỏi sẽ gợi lên trong đầu khán giả suốt bộ phim. Mary cho dù có khả năng thiên bẩm nhưng cô bé vẫn là một đứa trẻ. Từ khi được phát hiện tài năng, nhưng lại quá nhỏ để quyết định cuộc đời mình, Mary đã phải nghe theo sự quyết định, sắp xếp của những người lớn với mong muốn đưa cuộc đời mình tỏa sáng rực rỡ trong tương lai. Sự đấu tranh giữa người cậu muốn bé có cuộc sống bình thường và người bà mong cháu mình sẽ phát triển đến đỉnh điểm, cũng đã làm nảy ra sự tranh luận đối với những người xem phim. Từ xưa đến nay, thế giới cũng có rất nhiều thiên tài và chính nhờ họ tạo nên những điều vĩ đại đóng góp cho công cuộc phát triển của thế giới. Bởi vậy, nếu trong gia đình chúng ta xuất hiện một đứa trẻ thần đồng, thì lẽ dĩ nhiên mọi người sẽ rất phấn khởi, vui mừng, và muốn ươm mầm cho đứa trẻ đó phát triển đến mức tối đa. Nếu có điều kiện thì ai cũng muốn con mình xuất chúng cả.

Với Mary, điều đó đồng nghĩa với việc cô bé sẽ có một chế độ luyện tập nghiêm ngặt, với một hệ thống kiểm tra kỹ lưỡng, hạn chế những trò chơi gây xao nhãng và tiêu bớt năng lượng của cô bé, chỉ để năng lượng tập trung  cho Toán học mà thôi -  đó là cách nuôi dưỡng thiên tài mà bà ngoại  cô đã từng áp dụng với mẹ cô.

Nhưng có phải tất cả những gì chúng ta nghĩ là tốt, thì sẽ tốt, và cần thiết. Bộ phim cũng nhắc đến việc mẹ của Mary vì chịu quá nhiều áp lực cho mục tiêu xuất chúng, cuối cùng đã tự tử ở tuổi 27.

Với thiên tài hay là bất cứ ai, điều cần nhất để họ đạt được thành tựu là những nội lực từ bên trong. Họ có tài năng nhưng phải do chính họ mong muốn phát triển nó, họ yêu thích nó mà không có bất cứ áp lực nào xung quanh. Mẹ của Mary cũng từng như thế, từng rất yêu thích và say mê Toán học, cô thậm chí không cần kết hôn với người mình yêu, không muốn trở thành vợ, chỉ sinh con mà thôi, và dành cả thanh xuân để nghiên cứu toán học. Nhưng điều đó không có nghĩa là những người xung quanh đặt quá nhiều kỳ vọng vào cô, tạo áp lực để cô phải giải ra một bài toán khó nhất thế giới, chưa ai từng giải được. Với áp lực đó, thiên tài có thể bị rút cạn năng lượng và chết sớm.

Trở lại với Mary, cô bé 7 tuổi còn rất nhỏ và ở lứa tuổi đó, những đứa trẻ khác thì vui đùa trong công viên, nghịch ngợm đủ thứ và có bạn bè, nhưng cô bé lại rất  cô đơn. Đầu tiên khi phát hiện mình xuất chúng hơn người, cô bé tự tách mình ra khỏi cộng đồng và cảm thấy các bạn ở lớp không cùng đẳng cấp với mình. Nhưng dần dần, cô bé cũng khao khát được hòa nhập, tự hỏi vì sao mình lại quá khác biệt và lại không có hứng thú gì với những trò chơi nghịch dại của lũ bạn đồng trang lứa như vậy. Mary chỉ biết giải toán, những bài càng hóc búa càng làm cô bé phấn chấn… Đến khi cô bé bị đưa vào khuôn khổ do bà ngoại đặt ra, cứ phải sống trong một chế độ nghiêm ngặt và buồn tẻ dành cho thần đồng, vào trường học dành cho những thiên tài mà ở đó toàn những sinh viên lớn tuổi, chẳng có ai để bầu bạn, cô bé cảm thấy nhớ người cậu với cuộc sống bình dị hàng ngày, cuộc sống mà Mary thích giải toán thì giải, thích chơi thì chơi, cuộc sống tuy hơi luộm thuộm và thiếu thốn  nhưng nó hài hòa, đa dạng.

Untitled.png

Untitled.png

Những người bình thường thì mong muốn trở thành xuất chúng, nhưng những người xuất chúng lại mong muốn một cuộc sống bình thường. Chúng ta không nằm trong vị trí của người khác để hiểu được. Và đối với trẻ nhỏ, dù có là thần đồng hay không, chúng cũng cần một tuổi thơ đầy đủ về mặt tâm hồn, được trải nghiệm một cuộc sống đúng với lứa tuổi.

Ngược lại, nếu chẳng may chúng ta có một đứa trẻ thiểu năng hoặc có năng lực thua kém bình thường, chúng ta lại càng phải cố gắng giúp chúng có một cuộc sống bình đẳng như bao người khác.

Chuyện này làm mình nhớ lại một câu chuyện, kể về một cô gái bị mù từ lúc nhỏ. Một ngày thức dậy bỗng dưng cô bé cảm thấy mình không nhìn thấy như trước nữa, chỉ nhìn thấy những màu đơn sắc. Nhưng cô bé lại tưởng đó là điều bình thường và cố gắng thích nghi với nó, thậm chí đã sống như vậy cho đến khi đi học đại học, tốt nghiệp xong đại học mà vẫn chẳng ai hay biết cô bị mù. Các giác quan còn lại phát huy hết tối đã năng suất để bù đắp cho thị lực của cô. Chuyện nghe có vẻ vô lý, mình cũng không biết độ chính xác của câu chuyện như thế nào. Nhưng sau cùng, mình hiểu ra, chúng ta ai cũng nỗ lực để sống như một người bình thường. Một người bình thường là một người có cảm giác hòa nhập với xã hội, được hành động, được làm những điều mà người khác cũng làm (tuy đôi khi chúng ta khinh thường nó), được trải nghiệm đa dạng cảm xúc, được trải nghiệm đầy đủ các giác quan, được phát triển đúng lứa tuổi.

Chẳng ai muốn mình quá khác biệt để rồi cô đơn. Vì con người là loài động vật sợ cô đơn nhất trên thế gian.

Và những người lớn chúng ta, hãy trả lại tuổi thơ hồn nhiên cho trẻ nhỏ, cho dù đó có là thiên tài hay thiểu năng, hãy cư xử bình đẳng và tạo điều kiện để những đứa trẻ có một tuổi thơ thật sống động - điều mà tất cả chúng ta đều mơ ước lúc nhỏ, phải không.