自古圣贤可佩但不可学,唯有曾国藩可佩亦可学

自古圣贤可佩但不可学,唯有曾国藩可佩亦可学

Hôm nay đọc quyển sách sử Trung Quốc, đến chương về Tăng Quốc Phiên, thực sự thấy hay ho nên chia sẻ lại để nhớ.

Tăng Quốc Phiên là một đại thần cuối nhà Thanh, có công rất lớn giúp nhà Thanh dẹp loạn "Thái Bình Thiên Quốc". Ông cũng được người đời xưng là Thánh Hiền, có câu "自古圣贤可佩但不可学,唯有曾国藩可佩亦可学。“, nghĩa là "Từ cổ chí kim, các bậc Thánh Hiền đều đáng kính phục nhưng không thể học theo, duy chỉ có Tăng Quốc Phiên vừa đáng phục vừa đáng noi theo".
Vì sao lại như vậy? Tăng Quốc Phiên không được sinh ra ở vạch đích, cũng không có thiên khiếu gì, còn được cho là một đứa trẻ ngốc và chậm hiểu biết. Ông có thời thanh niên lêu lỏng, rượu chè, trong sự nghiệp sau này cũng mắc phải nhiều sai lầm và ngăn trở. Nhưng rốt cuộc vì luôn chăm chỉ, không ngừng học tập, cố gắng mà đạt được nhiều thành tựu to lớn. Có tích là vào một đêm năm ông 13 tuổi, vì học chậm, nên ông ở lại thư phòng học đến rất khuya, lúc này, có một tên trộm đột nhập  và đang ẩn nấp trên mái nhà. Hắn muốn chờ cậu nhóc Tăng Quốc Phiên học xong và rời khỏi để tiến hành trộm cắp rồi trốn thoát. Chẳng thể ngờ là cậu nhóc Tăng Quốc Phiên này học mãi đến nửa đêm canh ba vẫn chưa thuộc nổi. Nôn nóng, và một phần cũng vì trời sắp sáng, tên trộm đành nhảy xuống, đem những gì mà Tăng Quốc Phiên đang học mà đọc ra làu làu rồi bỏ đi trong sự kinh ngạc của Tăng Quốc Phiên... Tích này ý chỉ cậu nhóc Tăng Quốc Phiên vốn là 笨小孩 (cậu bé ngốc nghếch). Đến cả một tên trộm, chỉ trốn và nghe những gì Tăng Quốc Phiên học và lặp đi lặp lại trong đêm mà còn thuộc trước Tăng Quốc Phiên. Có thể thấy được Tăng Quốc Phiên ngốc đến trình độ nào.Thế mà Tăng Quốc Phiên sau này lại trở thành một học sĩ, là tấm gương điển hình về "读书改变命运" (Việc học có thể thay đổi hoàn toàn vận mệnh). Đó là vì từ nhỏ, tự nhận thấy tư chất của bản thân kém cỏi nên ông hạ quyết tâm: "一句不通,不看下句。今日不通,明日再读。今年不精,明年再读。“. ~ Câu này học chưa thông, không xem đến câu tiếp theo. Hôm nay học không thông, ngày mai lại học. Năm nay học không tinh, năm tới lại học.  Chỉ dựa vào sự khổ luyện và sự kiên trì, có thể thắng được thiên khiếu, nhân định thắng thiên.

Sau này, khi gặp loạn "Thái Bình Thiên Quốc", không đành lòng nhìn cảnh một nửa giang sơn rơi vào tay giặc, Tăng Quốc Phiên vốn chỉ là một quan văn, đã chiêu binh mãi mã, chống lại quân Thái Bình. Kết quả là ông thua liên tục nhưng nhờ bền chí, 屡败屡战 (thua keo này bày keo khác), ông đã dẫn dắt cánh quân Tương của mình giành được thắng lại sau cùng, bao vây Nam Kinh. Ban đầu, Tăng Quốc Phiên vì có chút thành tựu, nên cũng mắc bệnh tự kiêu, không xem các đồng liêu dưới mình ra gì, nên không được lòng mọi người, còn chọc giận vua. Sau, đọc Trang Tử, Ông nhận ra: "我总觉得自己是最牛的,其他人都是傻子。其实当这个想法冒出来时,我就成了最大的傻子。“  (Trước đây, tôi luôn tự cảm thấy bản thân mình tài giỏi nhất, người khác đều là thằng khờ. Thực ra ngay khi ý nghĩ này xuất hiện trong đầu, thì tôi đã là kẻ khờ nhất.). Và qua 2 năm tự phản tư, ông đã đại ngộ, bỏ đi cái tôi của mình, thu phục được nhân tâm, và nhiều nhân tài dưới trướng: 因为他放低了姿态,大家才把他棒到最高。Câu này tương tự như một câu trong Kinh Thánh: "Ai tự nâng mình lên cao thì sẽ bị hạ xuống thấp, và trái lại ai hạ mình xuống thấp thì sẽ được nâng lên cao".

Đó là những lý do khiến Tăng Quốc Phiên là một hình mẫu đáng để người đời học hỏi, vì cuộc đời ông không có bất cứ thứ gì lãng mạn: thiếu niên thiên tài, hay là thần oai cái thế, ... ông càng không phải là quan nhị đại, hay phú nhị đại, chỉ là một người bình thường, nhưng thông qua nỗ lực cả đời mà thành tựu nên sự nghiệp vĩ đại, là một 终身学习的典范 (Một điển phạm về học tập suốt đời). Khi chúng ta học tập Tăng Quốc Phiên, hãy noi theo ý chí và tinh thần không chết không thôi của ông ấy.